Trà hoa Nhật (sơn trà Nhật Bản) và những bài thuốc cổ truyền

Nhắc đến trà hoa, bạn nghĩ đến gì? Riêng tôi, tôi nghĩ đến người kỹ nữ trong tác phẩm nổi tiếng “Trà hoa nữ” của nhà văn Pháp – Alexandre Dumas con (con trai của văn hào Alexandre Dumas cha). Người kỹ nữ này thường mang theo một đóa trà hoa bên mình và cuộc đời của nàng cũng bi đát không kém nàng Kiều thuở trước.

Với những người đam mê cây cảnh và có tâm hồn nghệ sĩ thì trà hoa là nguồn cảm hứng vô tận. Đặc biệt, trong các loại trà thì trà hoa Nhật, hay còn gọi là “Sơn trà hoa”, “Hoa hồng mùa đông”, “Sơn trà Nhật Bản”… là loại cổ điển bởi nó vừa đẹp lại vừa được dùng làm thuốc.

Vài nét về sơn trà Nhật Bản

Sơn trà Nhật Bản có tên khoa học là Cameliia japonica và có nguồn gốc từ Nhật Bản (1). Đây là loại cây gỗ nhỏ, thường cao không quá 15 m và có các phiến lá dày như da, nhọn ở hai đầu, mép lá có răng cưa mịn.

So với các loại trà hoa khác thì hoa của cây trà hoa Nhật khá to và có màu đỏ thắm rất đẹp. Từng cánh hoa với vành lõm bồng bềnh nhu mì điểm tô cùng các sợi nhị điểm sắc vàng tươi.

Hoa trà Nhật lãng mạn, kiêu sa, dẫu không lộng lẫy quyền quý như mẫu đơn nhưng vẫn đượm nét đài trang, phú quý. Đó cũng là lí do vì sao các anh chị em mê cây cảnh đều muốn sở hữu một khóm trà hoa cho riêng mình.

Thường thì vào tháng 4 hoặc tháng 5, hoa sơn trà Nhật Bản sẽ nở. Ở nước ta, cây thường được trồng nhiều ở Đà Lạt và Hà Nội (2).

Sơn trà Nhật Bản trồng để làm gì?

Trà hoa Nhật được trồng chủ yếu vì mục đích kinh tế và làm cảnh vì vẻ đẹp đặc trưng của nó. Tuy nhiên, lá và hoa của cây cũng có dược tính và có thể dùng làm thuốc.

Theo tư liệu y học cổ truyền, lá và hoa của cây trà hoa Nhật được dùng trong nhiều bài thuốc như:

1. Điều trị nôn ra máu, trĩ ra máu và chảy máu cam

  • Chuẩn bị: Hoa trà Nhật (hái trước lúc hoa nở, phơi khô), quả dành dành (chi tử), lá trắc bá (trắc bá diệp) và củ sinh địa hoàng, mỗi loại 9 g.
  • Thực hiện: Đem tất cả cho vào ấm, nấy lấy nước uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh (2).

2. Điều trị bỏng (cả bỏng lửa và bỏng nước)

  • Chuẩn bị: Vài đóa trà hoa Nhật (dùng hoa tươi, khoảng 5 g) và một ít dầu mè (vừa đủ).
  • Thực hiện: Giã nát hoa tươi rồi trộn với dầu mè cho sệt sệt, sau đó đắp lên vết bỏng. Cách làm này sẽ giúp sát khuẩn và giúp vết bỏng mau lên da non (2).

3. Điều trị da viêm mủ, mụn nhọt

  • Chuẩn bị: Lá trà hoa Nhật (dùng lá tươi và chọn lá bánh tẻ, không già cũng không quá non).
  • Thực hiện: Lấy lá trà rửa sạch, giã nát rồi đắp lên các nốt mụn nhọt, những chỗ bị viêm làm mủ (bài thuốc này nên dùng thường xuyên để thấy hiệu quả) (2).
  • Ghi chú: Với chứng mụn nhọt, viêm mủ da do nóng bên trong thì cần thêm thuốc uống để mát huyết, giảm viêm từ bên trong.

Các nghiên cứu về sơn trà Nhật Bản

  • Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry, một số hoạt chất như camellianoside, glycoside flavonol được chiết xuất từ lá trà hoa Nhật đều có tác dụng chống oxy hóa (với hoạt tính mạnh hơn chất chống oxy hóa tham chiếu) (3).
  • Hoạt tính kháng nấm: Theo tạp chí Agricultural and Biological Chemistry, hai loại saponin triterpenoid được phân lập từ dịch chiết trong nước hoặc methanolic của lá cây trà hoa Nhật đều có hoạt tính kháng nấm đặc trưng. Kết quả này cho thấy giá trị nhất định của cây đối với lĩnh vực thực vật học và hóa sinh (4).
  • Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Chemical and Pharmaceutical Bulletin, trong vỏ thân của cây sơn trà Nhật Bản có nhiều hoạt chất giúp chống lại các tế bào ung thư như tế bào ung thư A549, LLC, HL-60 và MCF-7 (5).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon